Nghệ thuật làm việc với Headhunter

Headhunter là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành Nhân Sự chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng. Xuất hiện không quá lâu nhưng cụm từ headhunter ngày càng quen thuộc, và người lao động trở thành nguồn vốn hữu hình trong mọi hoạt động, không mơ hồ chung chung như trước, đặc biệt là nhu cầu tìm đúng người đúng việc ngày càng trở nên bức thiết. Nếu bạn là một nhân viên có năng lực, hoặc mong muốn tìm một công việc mới, thì nếu một ngày nọ, bạn nhận được điện thoại từ công ty headhunter mời bạn về một vị trí làm việc tiềm năng và hấp dẫn, bạn sẽ xử trí ra sao?



Vì sao nói làm việc với Headhunter cần có nghệ thuật?
Như vấn đề câu hỏi trên đã đưa ra, có nhiều người thậm chí không bao giờ nghĩ có một ngày Headhunter sẽ gọi điện và mang đến cho họ một cơ hội làm việc tốt hơn, hoặc phù hợp hơn vị trí hiện tại của họ. Chính vì thế, nhiều người tỏ ra bối rối, và không biết cách xử trí khéo léo với cơ hội này.

Theo tư vấn của các chuyên gia "săn đầu người" nổi tiếng tại Việt Nam, nghệ thuật để làm việc với headhunter, chính là làm sao để họ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong quá trình thăng tiến của mình. Muốn như thế, bạn nên cho đi trước khi nhận được cơ hội mà bạn mong đợi. Ta nên cho đi điều gì?

- Thứ nhất, cho đi sự ghi nhận : khi một headhunter bỏ thời gian ra tra cứu CV và tìm đến bạn, thì bạn nên ghi nhận cố gắng đó của họ, cho dù trong thời điểm hiện tại, cơ hội họ mang đến chưa phù hợp với bạn. Không nên có thái độ bàng quan hoặc quá khó tiếp cận.

- Thứ hai, cho đi thời gian : nhiều người đánh giá các headhunter như những tư vấn viên điện thoại miễn phí mời gọi mua dịch vụ, và họ tìm cách kết thúc cuộc nói chuyện càng nhanh càng tốt. Nhưng vì sao bạn không tận dụng cơ hội này để hỗ trợ thông tin ngược lại cho headhunter : giới thiệu cho headhunter một người đủ tiêu chuẩn họ cần mà bạn biết, hoặc giới thiệu cho họ tiếp cận với các đối tượng tiềm năng trong lĩnh vực của bạn.

- Thứ ba, xây dựng sự sáng giá trong mắt headhunter : thông thường với một vị trí, headhunter sẽ tìm nhiều ứng viên cùng lúc. Nếu bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp qua các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng email, trả lời phỏng vấn qua điện thoại... thì bạn sẽ luôn nằm trong danh sách ưu tiên với các vị trí cao cấp tương tự. Nó sẽ tạo nên nhiều cơ hội thay đổi công việc và cuộc sống của bạn về sau.

Đây là những động thái tạo mối quan hệ với các nhà tuyển dụng để họ có thể hỗ trợ bạn trong thời điểm bạn cần chuyển việc.

Yếu tố nào trong CV của bạn thu hút Headhunter?
Bạn đã từng tự hỏi, vì sao chuyên gia "săn đầu người" chú ý đến mình trong rất nhiều đồng nghiệp khác? Headhunter luôn làm việc theo đơn đặt hàng của khách hàng, để tìm những vị trí cao cấp hoặc có chuyên môn cao. Chính vì thế họ sẽ rất chú ý đến những ứng viên có những kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực của mình. Headhunter cũng sẽ chú ý đến những thành tựu mà ứng viên đã đạt được tại những công ty mà họ trải qua. Thành tựu ở đây không chỉ là những loại kinh nghiệm đa dạng mà một người thể hiện hàng loạt trong CV. Nó liên quan đến khả năng kết nối và xây dựng tầm ảnh hưởng của thương hiệu cá nhân của người ứng viên trong những cộng đồng nhất định.

Theo Bà Nguyễn Việt Thanh - CEO của mạng cộng đồng doanh nhân Anphabet, người có nhiều năm trong công tác "săn đầu người" đã đưa ra ví dụ cụ thể như sau : thông thường một người Headhunter muốn đi tìm một giám đốc Marketing chẳng hạn, thì bước đầu tiên họ sẽ liên hệ với một vài chuyên gia Marketing để nhờ giới thiệu. Thì nếu như một nhân viên marketing nào đó đã có một lịch sử tốt trong việc tham gia các hội thảo chuyên ngành, hoặc có những quan điểm riêng nổi bật trên các diễn đàn Marketing... để tạo được mức độ nhận biết đối với người trong giới, thì chắc chắn bạn sẽ có lợi thế hơn. Như vậy, đầu tư cho hoạt động truyền thông nhân hiệu là quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn, nếu mong muốn là ứng viên sáng giá trong danh sách của Headhunter khi nhảy việc.

Cân nhắc trước khi nhận lời đề nghị của Headhunter
Chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp, khi lời mời của headhunter đã khiến bạn phải đắn do suy nghĩ, thì bạn nên có những cân nhắc ra sao cho hợp lý.
Theo chia sẻ của một chuyên gia về nhân sự việc làm, thì chúng ta không nên cổ súy cho việc thay đổi công việc không chủ đích. Mỗi người trước hết phải hoạch định cho mình kế hoạch cá nhân, với lịch trình ít nhất trong 3 năm tới : tôi sẽ trở thành ai. Chính việc hoạch định rõ ràng này sẽ giúp bạn cân nhắc được cơ hội mà headhunter đưa đến có phù hợp với những nấc thang trong kế hoạch của bạn không.

Nguồn: CareerLink.vn
Xem thêm dịch vụ headhunter:  https://employer.freec.asia/headhunter 

Comments

Popular posts from this blog

3000+ tin tuyển dụng nhân sự đa ngành nghề lương cao trên nền tảng freeC

5s là gì? Quy trình ứng dụng 5s hiệu quả trong công việc

Những lưu ý khi muốn tìm việc làm nhanh tại TPHCM